Call us: (028) 66.701.709 | Hotline: 0908.043.086

Ngôn ngữ

englishEnglish / VietnamTiếng Việt

Một số điểm cần lưu ý khi đặt cọc nhà đất

Đặt cọc nhà đất là một bước không thể thiếu khi tiến hành giao dịch, chuyển nhượng. Tuy nhiên, rất nhiều khách hàng chủ quan, không chú tâm vào quá trình này dẫn đến tình trạng “tiền mất tật mang” khi xảy ra mâu thuẫn hoặc phát sinh những sự kiện không ngờ tới. Sau đây, Apolo Lawyers sẽ chia sẻ các kinh nghiệm để đảm bảo việc đặt cọc được an toàn:

1. Người nhận đặt cọc là chủ sở hữu nhà đất:

Khách hàng cần chắc chắn rằng người nhận đặt cọc chủ sở hữu nhà đất. Để đảm bảo về điều này, nên kiểm tra bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất. Khách hàng có thể đem theo giấy tờ nhà đất này lên cơ quan nhà nước như: Ủy ban nhân dân, Tổ dân phố,… để xác thực thêm thông tin.

Khách hàng phải đối chiếu giấy tờ tùy thân của người nhận đặt cọc. Trong trường hợp chủ sở hữu ủy quyền cho cá nhân khác, giấy ủy quyền phải được công chứng, chứng thực. Dù thuộc trường hợp nào, khách hàng đều cần kiểm tra kỹ lưỡng, khi phát hiện có bất cứ điểm bất thường nào thì phải tạm dừng ngay việc chuyển tiền đặt cọc.

2. Bất động sản không thuộc diện quy hoạch:

Bất động sản thuộc diện quy hoạch không phải là một lựa chọn tốt khi khách hàng thực hiện giao dịch chuyển nhượng. Vì bất động sản không đạt được mong muốn sử dụng lâu dài của khách hàng, nhất là trong trường hợp bị thu hồi đất. Do vậy, khách hàng cần phải lấy thông tin tại Phòng Quản lý Đô thị tại UBND quận, huyện để tránh rơi vào tình huống khó khăn này.

3. Bất động sản không bị chặn giao dịch chuyển nhượng:

Bất động sản bị chặn giao dịch chuyển nhượng do vi phạm xây dựng, do chiếm dụng và tranh chấp, kiện tụng, đang bị thi hành án hoặc đang được thế chấp ... Đây đều là các rủi ro khiến khách hàng “tiền mất tật mang”, không thể sử dụng bất động sản dù đã hoàn thành chuyển nhượng, giao dịch.

Để kiểm tra bất động sản có thuộc trường hợp này không, cần lưu ý đến các tài liệu chứng minh quyền sử dụng, sở hữu bất động sản… Khách hàng sẽ sử dụng các tài liệu này để hỏi thông tin ở phòng công chứng, cơ quan chức năng hoặc hỏi những người dân sống liền kề với bất động sản bạn dự định mua. Với trường hợp thế chấp tại ngân hàng, khách hàng có thể kiểm tra có thông tin nào của ngân hàng trong tài liệu nào hay không.

4. Hợp đồng đặt cọc:

Nếu người bán có giấu diếm thông tin liên quan đến thế chấp hoặc thực hiện các hành vi ảnh hưởng đến giao dịch thì hợp đồng đặt cọc là bằng chứng quan trọng để khách hàng bảo vệ lợi ích của mình. Cần lưu ý, soạn thảo hợp đồng đặt cọc phải nêu đầy đủ chi tiết thống nhất như: nhân thân của cả hai bên, thời gian và địa điểm đặt cọc, bất động sản mua bán và đặc điểm, giá trị mua bán, tiền đặt cọc và cách thức thanh toán, xác định bên chịu thuế phí và lệ phí, xử lý tiền đặt cọc…

Lưu ý thêm là bên bán cần đứng tên cả vợ và chồng trong hợp đồng cọc nếu tài sản này là của chung. Tránh trường hợp sau khi đặt cọc xong, chồng/ vợ bên bán đổi ý vì chưa thống báo cho nhau biết.

Hợp đồng đặt cọc cũng cần được công chứng chứng thực. Tuy quy định pháp luật không bắt buộc nhưng đây là cách thức khách hàng thêm một lần nữa kiểm tra kỹ lưỡng giao dịch với chủ sở hữu bất động sản.

Apolo Lawyers là công ty Luật uy tín, có đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn đặt cọc nhà đất. Những vướng mắc của quý khách hàng  liên quan đến nhà đất sẽ được chúng tôi giải quyết tận tình, nhanh gọn và chuyên sâu. 

Mọi thông tin xin liên hệ:

Công ty Luật Apolo Lawyers

- Địa chỉ: Tầng 10, Tòa nhà PaxSky, 51 Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP. Hồ Chí Minh

- Tel: (028) 66.701.709 / (028) 35.059.349

- Mobile 1: 0939.486.086 / Mobile 2: 0908.043.086

- Email: contact@apolo.com.vn

- Website: www.apolo.com.vn

Quỳnh Lê

Các bài viết khác
Đăng ký nhận tin

Đăng ký nhận bản tin ngay hôm nay để nhận được những thông tin mới nhất từ CÔNG TY LUẬT APOLO LAWYERS

phone-icon